Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2019

Khi Thuê Bất Động Sản Cần Lưu Ý Những Gì?

Hỏi : Xin chào Công ty Luật VietPoint, tôi chuẩn bị kinh doanh thời trang và muốn thuê mặt bằng là nhà ở để kinh doanh, cho tôi hỏi khi thuê mặt bằng thì tôi cần lưu ý những vấn đề nào về căn nhà được thuê? Trả lời: VietPointLaw cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. VietPointLaw phúc đáp câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện bất động sản được đưa vào kinh doanh thì bất động sản phải đáp ứng điều kiện sau: Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất; Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Căn cứ Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điệu kiện của nhà ở tham gia gi

Rủi Ro Từ Việc Mua Bán Nhà, Đất Bằng Vi Bằng Thừa Phát Lại Là Gì?

Hiện tay tình trạng mua bán nhà, đất chưa có Giấy chứng nhận dưới hình thức vi bằng thừa phát lại vẫn diễn ra sôi động. Mặc dù theo thực tế, pháp luật quy định một trong những giấy tờ cần thiết để ký Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất đó là  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhà tài sản khác gắn liền với đất  (“Giấy chứng nhận” hay người dân thường gọi là “ Sổ Hồng “). Vậy hình thức mua bán nhà, đất này có giá trị pháp lý như thế nào? Liệu người mua có chịu rủi ro hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những phân tích cụ thể sau. Vi Bằng Là Gì? Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009  “ Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác” .    Những Hạn Chế Đối Với Vi Bằng: Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) quy định  Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với : Các trường hợp thuộc thẩ

Bà Rịa – Vũng Tàu Kiểm Kê Đất Đai Trên Toàn Tỉnh

Ngày 17/06/2019, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, Ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên phạm vi cả nước. Thực hiện theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 23/08/2019, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mục Đích, Nội Dung Của Việc Kiểm Kê Đất Đai Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Theo Kế hoạch số 125/KH-UBND, việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 lần này nhằm 03 nhóm mục đích sau: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả. Làm cơ sở đề xuất đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là việc điều chỉnh, quản lý, thực hiện quy hoạch, kế

Dự Án Có Quy Mô Từ 500 Ha Trở Lên Phải Lập Quy Hoạch Chung

Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững (theo Khoản 7 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009). Luật số 35/2018/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch quy định quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới. Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 30/8/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/

Quy Trình, Thủ Tục Cấp Sổ Hồng Cho Căn Hộ Chung Cư

Đây là phiên bản rút gọn để người đọc dễ dàng nắm bắt quy trình làm thủ tục  Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất Cho Căn Hộ Chung Cư   (với tên thường gọi là Sổ hồng) . Để chuyển sang phiên bản hiển thị đầy đủ cơ sở pháp lý, vui lòng xem  tại đây . Hiện nay, thị trường căn hộ ngày càng phát triển rầm rộ. Theo quy định pháp luật về đất đai và hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp Sổ hồng, chủ đầu tư hoặc chính khách hàng mua căn hộ đều có thể tự thực hiện thủ tục xin cấp Sổ này. Với quy trình thực hiện tuần tự như sau: Bước 1:   Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các giấy tờ sau đây:  Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; giấy phép xây dựng (nếu có); Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm