Chuyển đến nội dung chính

Rủi Ro Từ Việc Mua Bán Nhà, Đất Bằng Vi Bằng Thừa Phát Lại Là Gì?

Hiện tay tình trạng mua bán nhà, đất chưa có Giấy chứng nhận dưới hình thức vi bằng thừa phát lại vẫn diễn ra sôi động. Mặc dù theo thực tế, pháp luật quy định một trong những giấy tờ cần thiết để ký Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhà tài sản khác gắn liền với đất (“Giấy chứng nhận” hay người dân thường gọi là “Sổ Hồng“).
Rủi Ro Từ Việc Mua Bán Nhà, Đất Bằng Vi Bằng Thừa Phát Lại Là Gì?
Vậy hình thức mua bán nhà, đất này có giá trị pháp lý như thế nào? Liệu người mua có chịu rủi ro hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những phân tích cụ thể sau.

Vi Bằng Là Gì?

Vi Bằng Là Gì?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.   

Những Hạn Chế Đối Với Vi Bằng:

Những Hạn Chế Đối Với Vi Bằng:
Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) quy định Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với:
  • Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…;
  • Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc Thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại…);
  • Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.  

Giá Trị Pháp Lý Của Vi Bằng Thừa Phát Lại?

Giá Trị Pháp Lý Của Vi Bằng Thừa Phát Lại?
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC về giá trị pháp lý của vi bằng:
“Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.”
Trên thực tế, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết).
Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Rủi Ro Pháp Lý Khi Mua Nhà, Đất Bằng Vi Bằng?

Rủi Ro Pháp Lý Khi Mua Nhà, Đất Bằng Vi Bằng?
Hiện nay, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa vi bằng thừa phát lại và văn bản công chứng. Cụ thể thì vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác; còn văn bản công chứng là hợp đồng đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.
Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng tồn tại “vi bằng công chứng Thừa phát lại”.
Cách hiểu này là hoàn toàn sai lầm.
Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại. Chỉ có vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.
Với những căn nhà không có giấy chứng nhận được mua bán bằng giấy tay, để tăng sự tin tưởng, bên bán nhờ các văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng.
Rủi Ro Từ Việc Mua Bán Nhà, Đất Bằng Vi Bằng Thừa Phát Lại Là Gì?
Ảnh: Báo Pháp Luật
Thậm chí nhiều căn nhà chung một giấy chứng nhận cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Nhiều người mua dính vào nhà đất tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép khiến cuộc sống khó khăn.
Cũng theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất phải lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực. Sau đó, phải đến Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện để thực hiện những thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua.
Rủi Ro Từ Việc Mua Bán Nhà, Đất Bằng Vi Bằng Thừa Phát Lại Là Gì?
Ảnh: Báo Thanh Niên
Như vậy, thực chất vi bằng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản, kể cả mua bán nhà, đất. Đó là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch… giữa hai bên, không phải là cơ sở để sang tên cho bên mua.
Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiêu Chí Xếp Loại Cho Nhà Chung Cư Hạng A

Có 4 nhóm tiêu chí phân hạng nhà chung cư theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng (Thông tư 31/2016/TT-BXD) sau đây: Nhóm tiêu chí về quy hoạch – kiến trúc.  Nhóm tiêu chí về hệ thống, thiết bị kỹ thuật.  Nhóm tiêu chí về dịch vụ, hạ tầng xã hội.  Nhóm tiêu chí về chất lượng, quản lý, vận hành.  Yêu cầu, điều kiện việc phân hạng cho nhà chung cư hạng A theo hướng dẫn tại Điều 4, 6 và Phụ lục 1 Thông tư 31/2016/TT-BXD:   Việc phân hạng và công nhận hạng được thực hiện đối với từng tòa nhà chung cư và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:  A.  Có đề nghị của tổ chức, cá nhân:  Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thuộc điện phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở thì tổ chức sau đây đề nghị công nhận hạng nhà chung cư: Trường hợp chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì chủ đầu tư đề nghị công nhận hạng nhà chung cư;  Trường hợp đã thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì Ban quản trị đề nghị công nhận hạng nhà chung cư.   Đối với nhà chu

Khi Thuê Bất Động Sản Cần Lưu Ý Những Gì?

Hỏi : Xin chào Công ty Luật VietPoint, tôi chuẩn bị kinh doanh thời trang và muốn thuê mặt bằng là nhà ở để kinh doanh, cho tôi hỏi khi thuê mặt bằng thì tôi cần lưu ý những vấn đề nào về căn nhà được thuê? Trả lời: VietPointLaw cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. VietPointLaw phúc đáp câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện bất động sản được đưa vào kinh doanh thì bất động sản phải đáp ứng điều kiện sau: Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất; Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Căn cứ Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điệu kiện của nhà ở tham gia gi